Trang chủ

Giới thiệu

Thiết bị công nghệ

Vật liệu XD

Bao bì

Thời trang

Tour du lịch

Tư Vấn

Liên hệ

Tin Mới
Sunday, 10/11/2024 |

Xác định mục tiêu kinh doanh

5.0/5 (1 votes)
- 4

Hãy xem tôi là nhà tư vấn tiếp thị cá nhân của bạn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng làm việc để xác định các mục tiêu kinh doanh chính của bạn. Sau đó, chúng ta sẽ chuyển đổi các mục tiêu này thành các chiến dịch tiếp thị hiệu quả để bạn không phí phạm một đồng ngân sách tiếp thị nào trong tương lai.


Trước khi bắt đầu, bạn sẽ cần một cây bút và bạn có thể in tài liệu này ra, hoặc điền vào sách trong quá trình làm. Chúng ta sẽ tiến hành một vài hoạt động khác nhau để bạn cảm thấy tự tin hơn với phương pháp đo lường của mình.

1. Mục đích của bạn là gì?

Có thể bạn sẽ mất cả cuộc đời để xác định mục đích cho mình. Nhưng việc xác định mục đích kinh doanh thì sẽ mất ít thời gian hơn nhiều. Một tuyên bố mục đích sẽ giúp bạn tập trung vào khách hàng và cách sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ. 

Mọi người trong tổ chức của bạn đều phải có khả năng trình bày mục đích kinh doanh của công ty một cách rõ ràng và chắc chắn.

Trong bài viết này, sẽ có lúc bạn gặp những nội dung như dưới đây. Khi đó, hãy hoàn thành một bài trong sách bài tập. Có thể bạn đang nghĩ: “Mình sẽ chỉ làm bài đó trong đầu thôi. Chẳng có gì khác đâu”. Đây là sai lầm cơ bản! Viết mọi thứ ra là cách tốt nhất để làm rõ và sắp xếp các ý nghĩ của bạn.

Sau đây là một bài tập dễ để bạn bắt đầu trước. Sẽ chỉ mất vài phút để hoàn thành.

1.1 Tuyên bố mục đích kinh doanh

Bắt đầu bằng cách ghi lại những nội dung cơ bản sau:

  • 1. Tên doanh nghiệp của bạn
  • 2. Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn
  • 3. Khách hàng của bạn
  • 4. Kết quả hoặc lợi ích bạn mang đến cho khách hàng của mình 

Hãy viết những câu trả lời này vào sách bài tập. Mọi người đều đang làm thế!  Mục tiêu kinh doanh là yếu tố then chốt

Trước khi đi vào các khái niệm tiếp thị, đầu tiên, chúng ta hãy làm rõ mục tiêu kinh doanh của bạn. Khi đã xác định rõ ràng các mục tiêu kinh doanh, bạn sẽ biết chiến lược nào giúp phát triển doanh nghiệp và chiến lược nào có thể cải thiện.

Mục tiêu là một đích đến được xác định rõ ràng. Một số người cũng dùng thuật ngữ "chỉ báo hiệu suất chính" hoặc KPI. Nói chung, tôi sẽ dùng từ thật đơn giản và tránh dùng thuật ngữ này ở đây. Tuy nhiên, nếu bạn là một nhà tiếp thị chuyên nghiệp, có thể bạn sẽ thích sử dụng thuật ngữ này. Nếu đúng như vậy, thì bạn cứ dùng thôi!

Yếu tố quan trọng nhất để tạo ra một mục tiêu to lớn là đảm bảo rằng bạn có thể đo lường mục tiêu này và có khung thời gian cụ thể.

Đừng lo lắng, tôi sẽ hướng dẫn cho bạn về quy trình này. Sau khi đã xác định các mục tiêu kinh doanh (nghĩa là các mục đích kinh doanh), bạn sẽ học cách chuyển các mục tiêu này thành mục tiêu tiếp thị. Từ đó, chúng ta sẽ dùng các mục tiêu tiếp thị của bạn để chuyển thành các mục tiêu cho chiến dịch quảng cáo.

Khi đó, bạn có thể tự tin rằng mình đang đo lường những yếu tố quan trọng nhất đối với doanh nghiệp.

1.2 Các loại mục tiêu

Đây là danh sách các loại mục tiêu mà chúng tôi sẽ đề cập trong khóa học này. (Bạn hãy nhớ, một số người gọi những mục tiêu này là "KPI").

a) Mục tiêu kinh doanh:

Mục tiêu bao quát, ở cấp độ cao nhất của công ty. Mục tiêu này thường tập trung vào việc gia tăng doanh thu, biên lợi nhuận hoặc số lượng (ví dụ: số lượng các đơn vị hàng hóa được bán ra). Thông thường, các công ty lớn hơn sẽ đặt ra một mục tiêu nhỏ hơn cho mỗi ngành nghề kinh doanh của mình.

b) Mục tiêu tiếp thị: 

Những mục tiêu này hỗ trợ cho mục tiêu kinh doanh. Có thể quy mô của một số công ty nhỏ sẽ không đủ để phân chia cụ thể đến mức này.

c) Mục tiêu truyền thông:   

Mục tiêu truyền thông là mục tiêu của từng kênh cần thiết trong việc đáp ứng các mục tiêu tiếp thị của bạn (ví dụ: mục đích của chiến dịch YouTube).

Các chỉ số của chiến dịch: Đây là các chỉ số riêng biệt bạn sử dụng để đo lường mức độ thành công của các mục tiêu truyền thông của mình.

2. Hãy tự trả lời câu hỏi về doanh nghiệp của bạn?

Chúng ta sắp tiến đến bước xác định mục tiêu kinh doanh nào phù hợp nhất với công ty của bạn. Nhưng trước khi làm điều đó, hãy dành đôi chút thời gian để trả lời những câu hỏi sau:

  1. Doanh nghiệp của bạn có điều gì khiến bạn trăn trở không ngủ được?
  2. Công ty của bạn kiếm tiền bằng cách nào?
  3. Những nguồn nào có thể giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng?
  4. Những đối thủ cạnh tranh nào đang thành công trên thị trường? Tại sao họ làm được như vậy?
  5. Bạn muốn doanh nghiệp của mình sẽ phát triển ra sao trong 5 năm tới?

Bạn hãy tự viết ra trên giấy nhé!

2.1 Cách kiếm nhiều tiền hơn

Dưới đây là biểu đồ minh họa cách kiếm thật nhiều tiền. Nghe thật hấp dẫn phải không? Nhưng có lẽ bạn cũng đã đoán ra được rằng có vấn đề tiềm ẩn ở đây. Nếu bạn muốn tăng lợi nhuận, thì chỉ có hai cách là giảm chi phí hoặc tăng doanh thu.

Nếu muốn tăng doanh thu, bạn có thể tăng giá hoặc tăng số lượng. Số lượng là gì? Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, số lượng có thể là số lượng các đơn vị hàng hóa được bán ra, khả năng cung ứng, khách hàng tiềm năng hoặc một yếu tố khác.

Hãy chú ý tới mức độ ảnh hưởng của các quyết định khác lên từng kết quả trong hình minh họa dưới đây.

2.2 Các chiến lược tăng doanh thu

Lợi nhuận, doanh thu và số lượng thể hiện cách tư duy về hoạt động tài chính của hầu hết các doanh nghiệp (mặc dù việc giảm chi phí cũng rất quan trọng).

Cách nào là cách phù hợp nhất với bạn?

a) Tăng biên lợi nhuận hoặc lợi nhuận: 

Đây là chiến lược rất phù hợp cho các công ty đang tìm cách giảm chi phí và tăng doanh thu.

Tuy nhiên, với chiến lược này, bạn thường phải chấp nhận đánh đổi. Ví dụ: Việc đầu tư vào hoạt động cắt giảm chi phí có thể không đem lại lợi ích trong vòng vài năm, khiến công ty không gặt hái được nhiều trong tương lai gần nhưng về lâu dài thì lợi nhuận sẽ rất lớn.

 Thông thường, các công ty đã có nhiều năm hoạt động hoặc những công ty có biên lợi nhuận thấp (chẳng hạn như các công ty bán lẻ) sẽ ưu tiên chọn cách làm này.

b) Tăng doanh thu: 

Để tăng doanh thu, các công ty thường tìm cách tăng tổng số giao dịch bán hàng trong khi giữ nguyên giá sản phẩm hoặc nâng giá sản phẩm. Khi nâng giá sản phẩm, doanh thu sẽ tăng kể cả khi tổng số giao dịch bán hàng không tăng. 

c) Tăng số lượng: 

Những công ty muốn tăng lượng sản phẩm bán ra sẽ tìm cách giảm giá bán để thúc đẩy doanh số hoặc sử dụng nhiều chiến thuật để đẩy mạnh nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, chiến lược này có thể khiến lợi nhuận của công ty giảm bớt trong ngắn hạn.

3. Các mục tiêu chiến lược

Các mục tiêu chiến lược, từ khi bắt đầu cho đến lúc này, chúng ta đã tập trung vào các mục tiêu tài chính. Tuy nhiên, nhiều công ty cũng sử dụng các mục tiêu chiến lược ở mức độ cao nhất này để phác thảo cách thức nhằm đạt được mục tiêu tài chính. Một ví dụ về mục tiêu chiến lược là gia tăng sức mạnh thương hiệu.

a) Cụm từ thương hiệu mà tôi nói đến là gì? 

Bạn cần lưu ý vì thương hiệu là một thuật ngữ có thể gây nhầm lẫn. Đối với một số người, thương hiệu chính là biểu trưng. Nhưng trong bối cảnh này, chúng tôi chỉ muốn nói đến cách mọi người nghĩ về công ty và sản phẩm của bạn. Đó chính là thương hiệu của bạn.

Sức mạnh thương hiệu (còn gọi là hiệu quả của thương hiệu) là cụm từ được sử dụng trong ngành tiếp thị dùng để mô tả giá trị của việc sở hữu một cái tên nổi tiếng (chẳng hạn như Sony). Ý nghĩa của cụm từ này là một thương hiệu nổi tiếng có thể tạo ra doanh thu cao hơn chỉ nhờ vào sự nhận biết thương hiệu.

Nếu người tiêu dùng không biết đến hoặc không thấy thích thương hiệu của bạn, thì bạn khó mà có được khách hàng mới. Điều này cũng gây khó khăn cho việc giữ chân những khách hàng hiện có. Do đó, việc xây dựng thương hiệu thực sự đóng vai trò quan trọng đối với khả năng tăng doanh số của công ty trong thời gian dài. Điều này đưa chúng ta đến việc so sánh tư duy dài hạn với tư duy ngắn hạn…

b) Tư duy ngắn hạn và dài hạn

Để công việc kinh doanh phát triển, bạn sẽ cần phải kiếm được tiền ngay hôm nay cũng như trong tương lai. Bạn cần cân bằng các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. 

Hãy xem xét một ví dụ. Do giá nguyên liệu thô tăng, một nhà sản xuất thiết bị điện tử chọn cách giảm tiền đầu tư vào quảng cáo thay vì tăng giá. Đây không phải là lựa chọn dễ dàng. Khi tăng giá, bạn có thể sẽ mất những khách hàng quan tâm nhiều đến giá cả và ít trung thành mà mình đang có. Khi giảm đầu tư vào hoạt động quảng cáo, khả năng thu hút khách hàng mới của công ty sẽ giảm. Điều này có thể dẫn đến sụt giảm doanh số trong dài hạn.

Hãy nhớ rằng mỗi quyết định ngắn hạn đều cần phải hướng đến mục tiêu dài hạn.

c) Mục tiêu tăng trưởng hợp lý là mục tiêu như thế nào?

Các nhà tiếp thị nên đặt ra các mục tiêu tăng trưởng như thế nào? Điều này phụ thuộc chủ yếu vào mức độ phát triển của công ty bạn trong thị trường mà bạn đang cạnh tranh. 

Nếu bạn là một công ty đã phát triển, thì mức tăng trưởng có thể sẽ không lớn vì ngày càng có ít không gian cho bạn phát triển. Đây không hẳn là chuyện xấu. 

Mức tăng trưởng một chữ số thấp đối với một thương hiệu lớn vẫn có thể mang lại doanh thu nhiều hơn so với mức tăng trưởng hai chữ số đối với một thương hiệu nhỏ. Mặt khác, một công ty hoạt động chưa lâu có thể nhắm đến mức tăng trưởng lớn hơn. 

Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc đến tình trạng lợi nhuận giảm dần để biết mình có thể đặt tham vọng phát triển xa đến mức nào.

Trong việc quyết định mục tiêu lợi tức đầu tư (ROI) cho hoạt động tiếp thị, không phải lúc nào ROI cao hơn cũng là lựa chọn tốt nhất. 

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng của mình, bạn có thể chọn đầu tư biên lợi nhuận để đạt mức tăng trưởng khách hàng nhanh hơn. Ví dụ: nếu 2 đô la ROI mang đến mức tăng trưởng khách hàng gấp đôi so với 3 đô la ROI, thì các nhà tiếp thị có thể chọn 2 đô la làm mục tiêu, mặc dù đây chỉ là lựa chọn tốt thứ hai về mặt lợi nhuận.

Đôi khi, mục tiêu phù hợp là chính mục tiêu giữ cho công ty hoạt động. Đó cũng là một mục tiêu tốt!

>> Các bạn xem thêm chuyển đổi mục tiêu kinh doanh thành mục tiêu tiếp thị

Mọi thông tin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và chọn các dịch vụ phù hợp cho doanh nghiệp bạn.

  • Công ty công nghệ quảng cáo Lan Anh
  • Hotline:0938.630.616 -  0977.800.810 
  • Email:info@lananhadv.com
  • Website:https://www.lananhadv.com
  • Đia chỉ: 41/21 Ấp Thới Tứ, Xã Thới Tam Thôn, Huyện Hóc Môn, Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN